Trường TH&THCS Chính Nghĩa -Kim Động - Hưng Yên

Thursday, 16/01/2025 - 14:49|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường TH&THCS Chính Nghĩa

CÂU HỎI ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 SỐ 2

MT S PHÐp TU T T VNG

(So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ,

nói quá, nói giảm - nói tránh.)

 

A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. So sánh:

 - Là đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình, gơi cảm cho sự diễn đạt.

* Cấu tạo của phép so sánh

   So sánh  4 yếu tố:

   - Vế A : Đối tượng (sự vật) được so sánh.

   - Bộ phận hay đặc điểm so sánh (phư­ơng diện so sánh).

   - Từ so sánh.

   - Vế B : Sự vật làm chuẩn so sánh.

   Ta có sơ đồ sau :

Yếu tố 1

Yếu tố 2

Yếu tố 3

Yếu tố 4

Vế A

(Sự vật đư­ợc so sánh)

 

Phương diện

so sánh

 

Từ so sánh

Vế B

(Sự vật dùng để làm chuẩn so sánh)

Mặt trời

Trẻ em

xuống biển

 

như

như

hòn lửa

búp trên cành

+ Trong 4 yếu tố trên đây yếu tố (1) và yếu tố (4) phải có mặt

+ Yếu tố (2) và (3) có thể vắng mặt. Khi yếu tố (2) vắng mặt ngư­ời ta gọi là so sánh chìm vì ph­ương diện so sánh (còn gọi là mặt so sánh) không lộ ra do đó sự liên tưởng rộng rãi hơn, kích thích trí tuệ và tình cảm ng­ười đọc nhiều hơn.

* Các kiểu so sánh

 a. So sánh ngang bằng

 b. So sánh hơn kém

* Tác dụng của so sánh

   + So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều lấy cái cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi ng­ười hình dung đ­ược sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả.

2. Ẩn  dụ:

 - Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tư­ợng này bằng tên sự vật hiện khác có nét tương đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

                               “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

                             Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”

   Mặt trời thứ hai là hình ảnh ẩn dụ vì : lấy tên mặt trời gọi Bác. Mặt trời àBác có sự tương đồng về công lao giá trị.

* Các kiểu ẩn dụ

+ Ẩn dụ hình t­ượng là cách gọi sự vật A bằng sự vật B.

+ Ẩn dụ cách thức là cách gọi hiện t­ượng A bằng hiện t­ượng B.

+ Ẩn dụ phẩm chất là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B.

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. là lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B.

 *Tác dụng của ẩn dụ

Ẩn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh của ẩn dụ chính là mặt biểu cảm. Cùng một đối t­ượng như­ng ta có nhiều cách thức diễn đạt khác nhau. (thuyền – biển, mận - đào, thuyền – bến, biển – bờ) cho nên một ẩn dụ có thể dùng cho nhiều đối t­ượng khác nhau. ẩn dụ luôn biểu hiện những hàm ý mà phải suy ra mới hiểu. Chính vì thế mà ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh và hàm súc, lôi cuốn người đọc ng­ười nghe.

 3. Nhân hóa :

- Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện t­ượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn đ­ược dùng đẻ gọi hoặc tả con ng­ười; làm cho thế giới loài vật, cây cối đồ vật, … trở nên gần gũi với con ngư­ời, biểu thị đ­ược những suy nghĩ tình cảm của con ng­ười.

*  Các kiểu nhân hoá

 + Gọi sự vật bằng những từ vốn gọi ng­ười

 + Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con ng­ười đ­ược dùng để chỉ hoạt động, tính chất sự vật.

           + Trò chuyện tâm sự với vật như­ đối với ng­ười

* Tác dụng của phép nhân hoá

 - Phép nhân hoá làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm ; là cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật đ­ược gần gũi với con ng­ười hơn.

4. Hoán dụ:

- Gọi tên sự vật khái niệm bằng tên của một sự vật hiện tượng khái niệm khác có mối quan hệ gần gũi với nó, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

* Các kiểu hoán dụ

+ Lấy bộ phận để gọi toàn thể: Ví dụ lấy cây bút để chỉ nhà văn

+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị  chứa đựng: làng xóm chỉ nông dân

+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật: Hoa đào, hoa mai để chỉ mùa xuân

+ Lấy cái cụ thể để gọi caí trừu tượng: Mồ hôi để chỉ sự vất vả

5. Nói quá:

- Biện pháp tu từ phóng đại mức độ quy mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm

6. Nói giảm, nói tránh

- Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn ghê sợ tránh thô tục, thiếu lịch sự

7. Điệp ngữ:

-  Lặp lai từ ngữ kiểu câu làm nổi bật ý, gây cảm súc mạnh

- Điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý, tạo cho câu văn câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ giầu âm điệu, nhịp nhàng, hoặc hào hùng mạnh mẽ

8. Chơi chữ :

- Lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị

* Các lối chơi chữ :

+  Dùng từ đồng nghĩa, dùng từ trái nghĩa

+ Dùng lối nói lái

+ Dùng lối đồng âm:

+ Chơ chữ điệp phụ âm đầu

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP

1. Dạng đề 1 điểm                     

  Em hãy xác định câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?

      “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

      Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”

2. Dạng đề 2 điểm:                    

 Đề 1: Xác định điệp ngữ trong bài cao dao sau

Con kiến mà leo cành đa

    Leo phải cành cụt, leo ra leo vào.

Con kiến mà leo cành đào

    Leo phải cành cụt, leo vào leo ra.

Đề 2: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau:

a, Gác kinh viện sách đôi nơi

Trong gang tấc lại gấp mười quan san

                                                                            ( Nguyễn Du, Truyện Kiều)

b, Còn trời còn nước còn non

Còn cô bán rượu anh còn say sưa

                                                                                             ( Ca dao)

 

    Xác định biện pháp tu từ từ vựng trong đoạn thơ sau. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó                   

 

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

                     Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

                     Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

                     Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

                                                            (Tế Hanh - Quê hương )

C. BÀI TẬP VỀ NHÀ

 1. Dạng đề 1- 1,5  điểm:                    

 Em hãy xác định những câu sau sử dụng biện pháp tu từ nào?

a.  Có tài mà cậy chi tài

          Chữ tài liền với chữ tai một vần

  1. Trẻ em như búp trên cành
  2. Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

2. Dạng đề 2  điểm:                    

Đề 1: Em hãy sưu tầm 2 câu  thơ, văn có sử dụng phép tu từ từ vựng, chỉ ra thuộc phép tu từ nào?

Đề 2: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau:

                                        a, Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

                                      Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

                                                                                  ( Hồ Chí Minh, Ngắm trăng)

b, Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng

                          ( Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

                                                                                                                                                            Gv đăng bài: Nguyễn Thị Thuận

 

 

 

Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 13
Hôm qua : 15
Tháng 01 : 182
Năm 2025 : 182