Trường TH&THCS Chính Nghĩa -Kim Động - Hưng Yên

Thursday, 16/01/2025 - 05:34|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường TH&THCS Chính Nghĩa

CHUYÊN ĐỀ: TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

TRƯỜNG TH&THCS CHÍNH NGHĨA

 

CHUYÊN ĐỀ: TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT

PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

 

Sáng ngày 06/05/2024, thực hiện công văn Số:180 /TGPL-NV của Trung tâm Trợ giúp pháp lý – Sở Tư pháp tỉnh Hưng Yên, ngày 02/05/2024 V/v tổ chức Hội nghị truyền thông Luật Trợ giúp pháp lý. Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hưng Yên phối hợp với Phòng GD & ĐT huyện Kim Động, Trường TH&THCS Chính Nghĩa để mở Hội nghị truyền thông về “Tuyên truyền Pháp luật phòng, chống bạo lực học đường và trợ giúp pháp cho học sinh trong trường.

Bạo lực học đường không phải là hiện tượng mới, song thời gian gần đây hiện tượng này xảy ra liên tục hơn và bộc lộ tính chất nguy hiểm, nghiêm trọng, đòi hỏi sự vào cuộc của nhà trường và toàn thể xã hội để ngăn chặn. Điều đáng lo ngại là lý do dẫn đến bạo lực học đường đôi khi rất đơn giản, như va chạm trong lúc chơi đùa, trên đường đi học, mâu thuẫn nói xấu nhau trên các diễn đàn, mạng xã hội... Chính vì lí do đó mà Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hưng Yên phối hợp với Phòng GD & ĐT huyện Kim Động, Trường TH&THCS Chính Nghĩa để mở Hội nghị truyền thông về “Tuyên truyền Pháp luật phòng, chống bạo lực học đường và trợ giúp pháp cho học sinh trong trường.

Tham dự buổi tuyên truyền pháp luật, về phía Trung tâm Trợ giúp pháp lý – Sở Tư pháp tỉnh Hưng Yên có ông Nguyễn Thế Anh – Trợ giúp viên pháp lý - Trưởng đoàn; và bà Nguyễn Thị Trang – Trợ giúp viên pháp lý - Thư ký đoàn. Phía Phòng Giáo dục&Đào tạo huyện Kim Động có bà Đào Thị Hảo – Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Kim Động, cùng phía Trường TH&THCS Chính Nghĩa, gồm bà Trần Thị Đức Hạnh – Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng Nhà trường, các thầy cô giáo và toàn thể các em học sinh khối THCS tham gia. Buổi tuyên truyền diễn ra hết sức sôi nổi, nhiều ý nghĩa.  

Tại buổi tuyên truyền, các  trợ giúp viên pháp lí đã giới thiệu cho các em học sinh Pháp luật về phòng chống bạo lực học đường, các hình thức của bạo lực, chỉ ra những vi phạm, những nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường.

Cũng tại buổi tuyên truyền, các em học sinh đã được  trợ giúp viên pháp lí thông tin về tình trạng bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh, thành phố và trên cả nước trong thời gian qua. Bạo lực học đường không chỉ dừng lại ở những vụ xích mích, bắt nạt đơn thuần giữa học trò với nhau. Hiện chúng đang biến tướng với muôn hình vạn trạng, với cách hành xử bạo lực,... và các  trợ giúp viên pháp lí đã hướng dẫn tương tác với các em và có những câu trả lời hết sức ý nghĩa, để các em nhận thức hậu quả của bạo lực học đường. 

HS nghe nội dung buổi truyền thông tuyên truyền về

phòng chống bạo lực học đường và trợ giúp pháp lí

Bên cạnh đó, các cán bộ trợ giúp pháp lý còn hướng dẫn, cùng các em học sinh phân tích, đưa ra các phương án xử lý trong các tình huống cụ thể như khi bị bao vây, đánh hội đồng; khi bị khống chế bằng vũ khí yêu cầu đưa tiền, điện thoại; quấy rối, tấn công tình dục; khi bị bắt nạt, vu khống, nói xấu trên mạng xã hội,... Đồng thời phân tích, chỉ rõ những nguyên nhân, ảnh hưởng và tác hại do bạo lực học đường gây ra; những kỹ năng xử lý các mối quan hệ trong nhà trường và các quy định của pháp luật có liên quan trong việc xử lý đối với hành vi bạo lực học đường…nhằm giúp học sinh có kĩ năng xử lý tình huống, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho các em học sinh.  

HS tương tác cùng cán bộ tư vấn pháp lý trong buổi tuyên truyền

HS nhận và đọc tài liệu tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường

Trong phần tuyên truyền về pháp luật, trợ giúp viên pháp lý còn đề cập đến một số vấn đề nổi cộm hiện nay, đó là tình trạng tham gia giao thông của học sinh trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung, nhất là việc, sử dụng mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy và việc học sinh chưa đủ tuổi sử dụng xe gắn máy để tới trường. Theo quy định, tại khoản 1, điều 60 của luật giao thông đường bộ năm 2008, những người đủ 16 tuổi trở lên sẽ được điều khiển xe gắn máy hoặc các phương tiện tương tự có dung tích xi-lanh không vượt quá 50cm3 . Theo đó, học sinh THCS độ tuổi từ 11 – 14 tuổi và học sinh THPT dưới 16 tuổi không được dùng xe máy điện để lưu thông trên đường.

HS tham gia trả lời các câu hỏi về Luật giao thông

HS tham gia trả lời các câu hỏi về Luật giao thông

Buổi nói chuyện được diễn ra trong bầu không khí cởi mở, nội dung bài nói chuyện gần gũi với các em, nhiều ví dụ minh họa thực tế, giúp các em không chỉ có thêm cả những kiến thức liên quan đến pháp luật về phòng chống bạo lực học đường mà còn có thêm cả những hiểu biết pháp luật, từ đó biết cách điều chỉnh hành vi, để không vi phạm pháp luật.  Tuyên truyền, giáo dục pháp luật là một hoạt động rất bổ ích và thực sự có ý nghĩa với các em học sinh. Đây là hoạt động ngoại khóa thiết thực, giúp các em nắm bắt kiến thức, những quy định về pháp luật một cách dễ dàng nhất. Nhận thấy được vai trò của tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với cộng đồng, bên cạnh các công việc chuyên môn, các trợ giúp viên pháp lý, cán bộ Phòng GD&ĐT phối hợp với Nhà trường luôn tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền nhằm phổ biến kiến thức pháp luật nhằm góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cộng đồng và trong học sinh. Thông qua buổi tuyên truyền đã trang bị thêm cho các em học sinh kiến thức, kỹ năng phòng chống bạo lực học đường, góp phần xây dựng trường học thân thiện, trường học hạnh phúc.

Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 5
Hôm qua : 15
Tháng 01 : 174
Năm 2025 : 174